Khi nghĩ về Giáo Dục Phần Lan chúng ta sẽ nghĩ về điều gì?
Một nền giáo dục ít áp lực, hạnh phúc nhưng vẫn giúp học sinh đạt được kết quả học tập tốt?
Liệu điều này là có phải là sự thật hay không? Không phải là “áp lực tạo nên kim cương” hay sao?
Trong tập Podcast lần này, chúng ta sẽ cùng khám phá xem làm thế nào mà Phần Lan lại có thể giải được một bài toán rất thử thách này thông qua việc tái định nghĩa lại khái niệm “VUI CHƠI”.
Chuyện Giáo Dục sẽ giới thiệu đến mọi người một hành trình rất thú vị của hai người cha – một người Phần Lan (TS. Pasi Sahlberg) và một người Mỹ (Tác giả William Doyle). Họ hoán đổi nơi ở và nhận thấy sự đối lập rất lớn về quan điểm trong giáo dục tại hai quốc gia này. Người cha Phần Lan bối rối trước áp lực học tập mà trẻ em Mỹ phải đối mặt ngay từ độ tuổi mầm non. Trong khi người cha Mỹ ngạc nhiên trước sự tự do mà trẻ em Phần Lan được trải nghiệm hằng ngày.
Tập Podcast sẽ lật mở bí mật đằng sau sự thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan với trọng tâm là vai trò của việc vui chơi. Nhưng VUI CHƠI ở đây được hiểu theo một cách rất khác so với cách hiểu thông thường. Vui chơi không phải là giải trí mà là SEED.
Mời bạn lắng nghe phân tích về quyển sách “Let The Children Play – Hãy để trẻ em được chơi” để hiểu SEED là gì, và cùng suy ngẫm xem: Liệu chúng ta có thể học hỏi gì từ Phần Lan để tạo ra một nền giáo dục vừa chất lượng, vừa hạnh phúc cho trẻ em Việt Nam? Nếu Phần Lan làm được thì chúng ta có thể làm được không?
- Linh Hồ - The Marveller
Tiến sĩ Giáo dục học
Share this post