Khi tham dự cuộc thi Miss Universe 2024, Kỳ Duyên nói rằng: “Sự thật là đến tận bây giờ tôi chưa đọc hết một cuốn sách nào bởi vì tôi là một người thực tế, tôi thích trau dồi kiến thức của mình thông qua hình ảnh và âm thanh”.
Một ví dụ về việc thay vì sử dụng ý niệm về phong cách học tập thì chúng ta nên cố gắng đa dạng hóa cách thức tiếp cận thông tin cho tất cả các học sinh: chẳng hạn, trong một lớp học lịch sử, người học có thể tiếp cận thông tin theo nhiều cách:
- Thông qua hình ảnh: Bằng cách xem các bản đồ, tranh vẽ, hoặc tài liệu video về các sự kiện lịch sử.
- Thông qua âm thanh: Nghe các bản ghi âm hoặc podcast về các cuộc phỏng vấn hoặc bài giảng liên quan đến thời kỳ lịch sử hoặc thảo luận nhóm về một vấn đề cụ thể trong bài học.
- Thông qua trải nghiệm thực hành: Tham gia các hoạt động thực địa, đóng vai các nhân vật lịch sử.
- Thông qua đọc viết: Đọc sách, ghi chú, viết bài luận để phân tích sự kiện lịch sử.
Trong tình huống này, thay vì chỉ tập trung vào một phương thức học tập nhất định, người học có thể linh hoạt thử nghiệm các cách học khác nhau, từ đó tìm ra phương pháp kết hợp tối ưu phù hợp với từng loại thông tin và mục tiêu học tập. Ví dụ, học sinh có thể học tốt nhất qua hình ảnh khi nghiên cứu về địa lý của một khu vực, nhưng lại cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tranh luận để hiểu sâu hơn về nguyên nhân của một cuộc chiến tranh.
Việc không thu hẹp bản thân vào một phong cách học tập duy nhất sẽ giúp người học trở nên linh hoạt hơn và có khả năng điều chỉnh phương pháp học tập tùy vào ngữ cảnh và loại thông tin mà họ đang tiếp cận.
Hiện nay trẻ em nói chung được tiếp cận ngày càng nhiều với các nội dung số theo hình thức video. Các nội dung theo hình thức này ngày càng được đầu tư để trở nên hấp dẫn, thu hút hơn. Do đó, dễ dẫn đến cảm giác của các em nhỏ là thấy mình thích xem video hơn là đọc sách, đọc tài liệu hay học từ tương tác trong thế giới thực. Nếu chúng ta phỏng vấn thử các em nhỏ thì khả năng là hầu hết các em sẽ tự nhận mình là kiểu người có phong cách học tập thông qua hình ảnh. Nhưng điều này rõ ràng không đến từ bên trong các em, không phải là đặc tính bẩm sinh. Và nếu quá tin vào luận điểm về phong cách học tập thì các em sẽ lại càng muốn từ chối các cách thức học tập khác qua đọc/viết, âm thanh hay thực hành. Như vậy sẽ làm hạn chế rất nhiều việc học của các em vì không phải nội dung học tập nào cũng có thể truyền tải hiệu quả qua video, đặc biệt là video ngắn.
Bản thân mình là một người rất ủng hộ việc cá nhân hóa trong học tập. Mình ủng hộ cân nhắc đến sự khác biệt của người học về bối cảnh, nền tảng về kiến thức, thể chất, sở thích để tạo ra một môi trường giáo dục dung hợp được tất cả mọi học sinh. Tuy nhiên riêng về myth này thì mình thấy không thật sự hữu ích và còn có thể gây hại khi mọi người dựa vào lập luận này mà từ chối mở rộng, thử nghiệm các cách thức học tập khác nhau.
Từ một ý tưởng có mục đích tốt đẹp nhưng trong thực tế có thể trở nên cực đoan và gây hại. Nhưng hiện nay quan điểm này mình thấy đang lan rộng ở Việt Nam mà mọi người lại đang xem nó như một ý tưởng tiến bộ, đáng hoan nghênh nên mình viết bài này để mọi người thận trọng, cân nhắc kĩ hơn nhé!
Xin gửi mọi người một số tài liệu tham khảo về chủ đề này :
1) https://www.apa.org/.../rele.../2019/05/learning-styles-myth
2) https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/00091383.2010.503139?needAccess=true&fbclid=IwY2xjawFAn3tleHRuA2FlbQIxMAABHXIymcQEyJzM9JeiKWLz3ea2rjX7Q4HHiTJRpV0DSCukzdpzhIkg97Q7zg_aem_9StgaXHQcSnDc6iTTf00Mg
3) https://onlineteaching.umich.edu/articles/the-myth-of-learning-styles/?fbclid=IwY2xjawFAn5lleHRuA2FlbQIxMAABHfMPmy_DvnSmBjehu2c7AmOXaoI9rGIkXwQHe2ho0cFElTIoXfWsh_qMvQ_aem_uVuKYhtSg2odgKXfP74t4w
Một ví dụ về việc thay vì sử dụng ý niệm về phong cách học tập thì chúng ta nên cố gắng đa dạng hóa cách thức tiếp cận thông tin cho tất cả các học sinh: chẳng hạn, trong một lớp học lịch sử, người học có thể tiếp cận thông tin theo nhiều cách:
- Thông qua hình ảnh: Bằng cách xem các bản đồ, tranh vẽ, hoặc tài liệu video về các sự kiện lịch sử.
- Thông qua âm thanh: Nghe các bản ghi âm hoặc podcast về các cuộc phỏng vấn hoặc bài giảng liên quan đến thời kỳ lịch sử hoặc thảo luận nhóm về một vấn đề cụ thể trong bài học.
- Thông qua trải nghiệm thực hành: Tham gia các hoạt động thực địa, đóng vai các nhân vật lịch sử.
- Thông qua đọc viết: Đọc sách, ghi chú, viết bài luận để phân tích sự kiện lịch sử.
Trong tình huống này, thay vì chỉ tập trung vào một phương thức học tập nhất định, người học có thể linh hoạt thử nghiệm các cách học khác nhau, từ đó tìm ra phương pháp kết hợp tối ưu phù hợp với từng loại thông tin và mục tiêu học tập. Ví dụ, học sinh có thể học tốt nhất qua hình ảnh khi nghiên cứu về địa lý của một khu vực, nhưng lại cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tranh luận để hiểu sâu hơn về nguyên nhân của một cuộc chiến tranh.
Việc không thu hẹp bản thân vào một phong cách học tập duy nhất sẽ giúp người học trở nên linh hoạt hơn và có khả năng điều chỉnh phương pháp học tập tùy vào ngữ cảnh và loại thông tin mà họ đang tiếp cận.
Hiện nay trẻ em nói chung được tiếp cận ngày càng nhiều với các nội dung số theo hình thức video. Các nội dung theo hình thức này ngày càng được đầu tư để trở nên hấp dẫn, thu hút hơn. Do đó, dễ dẫn đến cảm giác của các em nhỏ là thấy mình thích xem video hơn là đọc sách, đọc tài liệu hay học từ tương tác trong thế giới thực. Nếu chúng ta phỏng vấn thử các em nhỏ thì khả năng là hầu hết các em sẽ tự nhận mình là kiểu người có phong cách học tập thông qua hình ảnh. Nhưng điều này rõ ràng không đến từ bên trong các em, không phải là đặc tính bẩm sinh. Và nếu quá tin vào luận điểm về phong cách học tập thì các em sẽ lại càng muốn từ chối các cách thức học tập khác qua đọc/viết, âm thanh hay thực hành. Như vậy sẽ làm hạn chế rất nhiều việc học của các em vì không phải nội dung học tập nào cũng có thể truyền tải hiệu quả qua video, đặc biệt là video ngắn.
Bản thân mình là một người rất ủng hộ việc cá nhân hóa trong học tập. Mình ủng hộ cân nhắc đến sự khác biệt của người học về bối cảnh, nền tảng về kiến thức, thể chất, sở thích để tạo ra một môi trường giáo dục dung hợp được tất cả mọi học sinh. Tuy nhiên riêng về myth này thì mình thấy không thật sự hữu ích và còn có thể gây hại khi mọi người dựa vào lập luận này mà từ chối mở rộng, thử nghiệm các cách thức học tập khác nhau.
Từ một ý tưởng có mục đích tốt đẹp nhưng trong thực tế có thể trở nên cực đoan và gây hại. Nhưng hiện nay quan điểm này mình thấy đang lan rộng ở Việt Nam mà mọi người lại đang xem nó như một ý tưởng tiến bộ, đáng hoan nghênh nên mình viết bài này để mọi người thận trọng, cân nhắc kĩ hơn nhé!